Toan tính càng nhiều khổ đau càng lớn

Người càng toan tính, càng thiệt thân, người vô ưu tưởng như là ngốc mới chính là người hưởng phúc.

Toan tính là trở ngại lớn nhất cho sự thăng hoa của phẩm cách, là cơ chế tự vệ thụ động. Những người toan tính  thường ích kỷ, sống buông thả dẫn đến vòng luẩn quẩn của cuộc đời và ngày càng xấu đi.

Lý do tại sao một người hạnh phúc không phải vì anh ta sở hữu nhiều thứ mà vì anh ta ít toan tính hơn.

Vào triều đại nhà Tống, Lý Sỹ Hành đảm nhận chức vụ tại Viện hàn lâm. Trong một lần ông phụng mệnh triều đình đi sứ sang Triều Tiên có võ tướng Dư Anh theo cùng làm phụ tá.

Sau khi hoàn thành sứ mệnh, Lý Sỹ Hành hoàn toàn không quan tâm để ý đến những vật phẩm mà Triều Tiên biếu tặng. Ông ủy thác lại tất cả cho Dư Anh xử lý.

Lúc lên thuyền trở về nước, Dư Anh thấy đáy thuyền có chỗ bị thấm nước nên lo lắng rằng những thứ vật phẩm của mình sẽ bị ẩm ướt hết. Thế là ông bèn lấy toàn bộ tơ lụa gấm vóc của Lý Sỹ Hành được tặng đem lót ở đáy thuyền, sau đó đặt những thứ của mình lên trên để tránh bị ẩm ướt.

Khi thuyền đã ra giữa biển khơi rộng lớn thì đột nhiên sóng gió nổi lên, như thể muốn nhấn chìm con thuyền của họ. Lúc ấy con thuyền lại quá nặng nên tình hình lại càng trở nên nguy cấp hơn.

Không còn cách nào khác, thuyền trưởng vội vàng thỉnh cầu Dư Anh vứt bỏ những vật phẩm đó đi để thuyền nhẹ bớt, nếu không thì thuyền lật mọi người sẽ bị chết.

Dư Anh lúc này cũng vô cùng hoảng loạn, liền vội vàng vơ những vật phẩm trên thuyền ném xuống biển.

Khi số vật phẩm bị ném xuống nước ước chừng khoảng một nửa, thì sóng gió ngừng lại, thuyền cũng ổn định lại và họ đã thoát nạn.

Về sau, Dư Anh kiểm tra lại số vật phẩm còn lại trên thuyền thì mới phát hiện những thứ ném xuống biển toàn bộ đều là những vật phẩm của mình. Những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành bởi vì chất đống ở dưới đáy thuyền để lót, cho nên hoàn toàn không bị mất mát chút nào, chỉ bị ướt một chút mà thôi.

Đối với những thứ tặng phẩm ấy, hai người họ đã có hai loại thái độ không hề giống nhau. Lý Sỹ Hành bởi “không quan tâm chú ý”, kết quả hoàn toàn chẳng bị mất mát gì, còn Dư Anh thì hết sức “để ý” và kết quả lại hoàn toàn chẳng được gì.

Điều quan trọng nhất đối với chúng ta không phải là quan tâm đến thật giả, được và mất, danh lợi, cao thấp, giàu nghèo mà là làm sao để sống hạnh phúc và khám phá thi vị của cuộc đời.

Nếu tâm toan tính thì khắp nơi đều là than phiền, nếu tâm hồn thoải mái thì 4 mùa đều là mùa xuân.

Ý nghĩa của cuộc sống không phải là nhận, không phải là lấy, mà là cho. Khuôn mặt trìu mến nhất và nụ cười dịu dàng nhất ẩn chứa sự trao tặng như ngọn lửa mang đến cho con người sự ấm áp.

Người nghèo hỏi nhà thông thái: “Tại sao tôi lại nghèo?” Nhà thông thái đáp: “Vì anh chưa học cách bố thí cho người khác”. Người nghèo nói: “Tôi, người không có gì, làm sao tôi có thể cho người khác được?”.

Nhà thông thái nói: “Người không có gì cũng có thể cho người khác bảy điều tốt.

Thứ nhất: nhan thí, hãy đối đãi người khác bằng nụ cười.

Advertisement
mgid.com, 717422, DIRECT, d4c29acad76ce94f
Advertisement

Thứ hai: lời nói, những lời khen ngợi và an ủi.

Thứ ba: Trái tim rộng mở và tử tế với người khác.

Thứ tư: Đôi mắt nhìn người bằng lòng tốt.

Thứ 5: Thân thí, giúp đỡ người khác bằng hành động.

Thứ 6: Tọa thí, nhường chỗ ngồi cho người khác.

Thứ 7: Phòng thí, một tấm lòng bao dung.

Cuộc sống hạnh phúc bởi sự cho đi, hạnh phúc được trân trọng bởi sự sẻ chia.

Hạnh phúc cần được chia sẻ cho người khác, nếu không trái tim sẽ giống như biển chết, nơi nước chỉ có thể chảy vào chứ không thể chảy ra, cuối cùng sẽ là những khoảng lặng chết chóc.

Đạt được là một loại hài lòng, cho đi là một loại hạnh phúc. Chỉ bằng cách học cách cho đi, bạn mới có thể gặt hái được hạnh phúc, biết cách cho đi mới có thể nhận được nhiều hồi báo hơn.

 

Advertisement
Chia sẻ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*